Các hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi nào phải có giấy phép?

Các hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi nào phải có giấy phép? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Thanh Hằng hiện đang sống và làm việc tại Long An. Tôi đang tìm hiểu về hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi. Tôi có thắc mắc muốn hỏi Ban biên tập. Thắc mắc của tôi cụ thể như sau: Các hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi nào phải có giấy phép? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn Ban biên tập.

Các hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi phải có giấy phép được quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Thủy lợi 2017 có hiệu lực từ ngày 01/07/2018, theo đó: 

Trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, các hoạt động sau đây phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

a) Xây dựng công trình mới;

b) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;

c) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất;

d) Xả nước thải vào công trình thủy lợi, trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ;

đ) Trồng cây lâu năm;

e) Hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ;

g) Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ;

h) Nuôi trồng thủy sản;

i) Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác;

k) Xây dựng công trình ngầm.

Trên đây là tư vấn về các hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi phải có giấy phép. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Luật Thủy lợi 2017. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình thủy lợi

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào