Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hình sự có quyền gì đối với bản án hình sự sơ thẩm?

Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là sinh viên khoa Luật, trường Đại học Huế. Hiện tại, em đang tìm thông tin để hoàn thành bài tiểu luận về các giai đoạn giải quyết vụ án hình sự.  Trong đó, khi tìm hiểu đến giai đoạn xét xử phúc thẩm, em gặp một vài vấn đề vướng mắc mong được anh chị giải đáp. Cho em hỏi, trong quá trình giải quyết thủ tục phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm được trao những quyền gì đối với bản án hình sự sơ thẩm? Nội dung này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong nhận được hỗ trợ từ Ban biên tập. Em xin cảm ơn! Huỳnh Thu Hà (ha***@gmail.com)

Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm được quy định tại Khoản 1 Điều 355 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể bao gồm:

a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;

b) Sửa bản án sơ thẩm;

c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;

d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;

đ) Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.

Theo đó, đối với mỗi quyết định, Hội đồng xét xử phúc thẩm đưa ra phán quyết căn cứ vào các cơ sở khác nhau. Về hiệu lực, bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào