Trách nhiệm của người lái phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của người lái phương tiện thủy nội địa được quy định tại Điều 15 Thông tư 47/2015/TT-BGTVT quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Người lái phương tiện có trách nhiệm:
- Quản lý người, phương tiện, tài sản, các giấy tờ có liên quan đến phương tiện do mình lái.
- Nắm vững tình hình luồng lạch và điều kiện an toàn của cảng, bến nơi phương tiện hoạt động.
- Kiểm tra phương tiện, các trang thiết bị an toàn cho người và phương tiện; trước khi khởi hành phải sắp xếp người, hàng hóa đảm bảo phương tiện ổn định, an toàn.
- Khi phương tiện sửa chữa, phải kiểm tra, giám sát, nghiệm thu.
- Khi phương tiện bị tai nạn phải kịp thời cứu người, phương tiện, hàng hóa và là người cuối cùng rời phương tiện nếu phương tiện bị đắm.
- Khi nhận được tín hiệu cấp cứu hoặc khi được cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia tìm kiếm cứu nạn, phải chấp hành lệnh điều động, tổ chức tham gia cứu nạn nếu việc làm này không gây nguy hiểm đến người, hàng hóa, phương tiện do mình lái.
Theo đó, người lái phương tiện thủy nội địa là người người trực tiếp điều khiển phương tiện tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của người lái phương tiện thủy nội địa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 47/2015/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật