Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự được quy định ra sao?

Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự được quy định thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là phóng viên báo Người lao động. Hiện tại, tôi đang thu thập thông tin để phục vụ cho việc viết bài chuyên đề thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự hiện nay. Trong đó, một số nội dung tôi chưa nắm rõ, mong Ban biên tập giúp đỡ. Tôi được biết, các bản án, quyết định hình sự sơ thẩm sau khi ban hành nếu có kháng cáo, kháng nghị sẽ được thụ lý, giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Vậy pháp luật hiện hành quy định ra sao về thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự? Nội dung này tôi có thể tìm thêm thông tin tại đâu? Rất mong nhận được hỗ trợ từ Ban biên tập. Xin cảm ơn rất nhiều! Đàm Phương Linh (linh***@gmail.com)

Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự được quy định tại Điều 344 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:

1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.

2. Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị.

3. Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị.

4. Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào