Việc hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ tại phiên tòa hình sự được tiến hành ra sao?

Việc hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ tại phiên tòa hình sự được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là phóng viên báo Thanh niên. Hiện tại, tôi đang thu thập thông tin để phục vụ cho việc viết bài chuyên đề thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự hiện nay. Trong đó, một số nội dung tôi chưa nắm rõ, mong Ban biên tập giúp đỡ. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành, việc hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ tại phiên tòa hình sự được tiến hành thế nào? Vấn đề này tôi có thể tìm thêm thông tin tại đâu? Rất mong nhận được hỗ trợ từ Ban biên tập. Xin cảm ơn rất nhiều! Hồ Nguyệt Ánh (anh***@gmail.com)

Việc hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ tại phiên tòa hình sự được quy định tại Điều 310 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:

Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ trình bày những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Sau đó, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, người bào chữa và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.

Khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo có thể hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ về các vấn đề có liên quan đến bị cáo.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về việc hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ tại phiên tòa hình sự. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào