Vận hành công trình thủy lợi khi xảy ra hạn hán được quy định như thế nào?
Vận hành công trình thủy lợi khi xảy ra hạn hán được quy định được quy định tại Điều 26 Luật Thủy lợi 2017 có hiệu lực ngày 01/07/2018, theo đó:
1. Chủ quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm tổ chức lập phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng xảy ra trên địa bàn.
2. Khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng việc vận hành công trình thủy lợi được quy định như sau:
a) Thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thủy lợi;
b) Khi xảy ra hạn hán, thiếu nước phải bảo đảm ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt và nhu cầu thiết yếu của sản xuất nông nghiệp;
c) Khi xảy ra xâm nhập mặn phải thực hiện các giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng đến sinh hoạt, nhu cầu thiết yếu của sản xuất và môi trường;
d) Khi xảy ra lũ, ngập lụt, úng việc vận hành phải bảo đảm an toàn cho công trình, đồng thời phải triển khai biện pháp ứng phó khác để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
Như vậy theo quy định trên đây chúng tôi sẽ nêu cụ thể để bạn hiểu rõ vấn đề cần giải đáp. Vận hành công trình thủy lợi khi xảy ra hạn hán được quy định như sau:
- Chủ quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm tổ chức lập phương án ứng phó với hạn hán xảy ra trên địa bàn.
- Thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thủy lợi.
- Khi xảy ra hạn hán phải bảo đảm ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt và nhu cầu thiết yếu của sản xuất nông nghiệp.
Trên đây là tư vấn về vận hành công trình thủy lợi khi xảy ra hạn hán. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Luật Thủy lợi 2017. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Thư Viện Pháp Luật