Trách nhiệm lập và điều chỉnh quy trình vận hành công trình thủy lợi được quy định như thế nào?

Trách nhiệm lập và điều chỉnh quy trình vận hành công trình thủy lợi được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Thiện Nhân hiện đang sống và làm việc tại Biên Hòa. Tôi hiện đang làm nhân viên văn phòng. Do nhu cầu của công việc nên tôi đang tìm hiểu về công trình thủy lợi. Tôi có thắc mắc mong được Ban biên tập giải đáp giúp. Thắc mắc của tôi cụ thể như sau: Trách nhiệm lập và điều chỉnh quy trình vận hành công trình thủy lợi được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

Trách nhiệm lập và điều chỉnh quy trình vận hành công trình thủy lợi được quy định tại Khoản 2 Điều 24 Luật Thủy lợi 2017 có hiệu lực ngày 01/07/2018, theo đó: 

Trách nhiệm lập và điều chỉnh quy trình vận hành công trình thủy lợi được quy định như sau:

a) Chủ đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải lập quy trình vận hành, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi đưa vào khai thác;

b) Đối với công trình thủy lợi đang khai thác mà chưa có quy trình vận hành thì tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm lập quy trình vận hành trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

c) Đối với công trình thủy lợi đang khai thác mà quy trình vận hành không còn phù hợp thì tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm điều chỉnh quy trình vận hành trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra liên quan tới vấn đề này chúng tôi gửi đến bạn những thông tin sau: 

Để ổn định và phát triển dân sinh kinh tế, trong những thập kỷ qua công tác phát triển thuỷ lợi đã được quan tâm đầu tư ngày càng cao. Phát triển thuỷ lợi đã nhằm mục tiêu bảo vệ, khai thác và sử dụng tổng hợp nguồn nước nhằm bảo vệ dân sinh, sản xuất và đáp ứng nhu cầu nước cho phát triển tất cả các ngành kinh tế xã hội. Sự nghiệp phát triển thuỷ lợi đã đạt được những thành tựu to lớn,  góp phần vô cùng quan trọng cho sự phát triển của mọi ngành kinh tế - xã hội trong thời gian qua và nhất là trong thời kỳ đổi mới của đất nước, đặc biệt là phát triển sản xuất lương thực. 

Đến nay cả nước có 75 hệ thống thủy lợi lớn, 800 hồ đập loại lớn và vừa, hơn 3.500 hố có dung tích trên 1 triệu m3 nước và đập cao trên  10 m, hơn 5.000 cống tưới- tiêu lớn, trên 10.000 trạm bơm lớn và vừa với tổng công suất bơm 24,8 triệu m3/h, hàng vạn công trình thủy lợi vừa và nhỏ. Các hệ thống có tổng năng lực tưới trực tiếp cho 3,45 triệu ha, tạo nguồn cấp nước cho 1,13 triệu ha, tiêu cho 1,4 triệu ha, ngăn mặn cho 0,87 triệu ha và cải tạo chua phèn cho 1,6 triệu ha  đất canh tác nông nghiệp. Diện tích lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày được tưới không ngừng tăng lên qua từng thời kì.

Trên đây là tư vấn về trách nhiệm lập và điều chỉnh quy trình vận hành công trình thủy lợi. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Luật Thủy lợi 2017. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình thủy lợi

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào