Bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự, xử lý như thế nào?

Việc phân định thẩm quyền xét xử khi bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Ngọc Diệp, hiện đang sinh sống và làm việc tại Lâm Đồng trong lĩnh vực y tế. Gần đây, tôi có tìm hiểu thông tin về hoạt động điều tra, xét xử các vụ án hình sự. Tuy nhiên, một vài vấn đề tôi chưa nắm rõ. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi, trường hợp bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền xét xử của cả Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự thì sẽ xác định thẩm quyền ra sao? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong nhận được hỗ trợ từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Đoàn Ngọc Diệp (0122****)

Việc phân định thẩm quyền xét xử khi bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự được quy định tại Điều 273 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:

Khi vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì thẩm quyền xét xử được thực hiện:

1. Trường hợp có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; Tòa án nhân dân xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân;

2. Trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc phân định thẩm quyền xét xử khi bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phạm nhiều tội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào