Giai đoạn tổ chức thẩm định các quy định mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng
Giai đoạn tổ chức thẩm định của quy trình thẩm định các quy định mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng được pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, như sau:
a) Ban chủ nhiệm báo cáo kết quả xây dựng.
b) Các thành viên Hội đồng thẩm định nhận xét, đánh giá về bản dự thảo.
c) Ban chủ nhiệm giải trình, tiếp thu các ý kiến của từng thành viên Hội đồng thẩm định.
d) Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp và kết luận về bản dự thảo.
đ) Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổ chức bỏ phiếu đánh giá chất lượng theo các tiêu chí và mức độ đánh giá.
e) Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận về chất lượng và đưa ra hình thức tổ chức thẩm định tiếp theo (nếu có).
g) Lập Biên bản họp Hội đồng thẩm định.
h) Báo cáo kết quả thẩm định và trình phê duyệt: Chủ tịch Hội đồng thẩm định căn cứ vào bản dự thảo do Ban chủ nhiệm đã hoàn thiện và được Hội đồng thẩm định thông qua; làm tờ trình đề nghị Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định ban hành.
Trên đây là nội dung câu trả lời về giai đoạn tổ chức thẩm định của quy trình thẩm định các quy định mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 12/2017/TT-BLĐTBXH.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật