Xử phạt hành vi không có giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật

Xử phạt như thế nào đối với hành vi không có giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hoàng Kỳ. Tôi đang làm việc tại CTCP thuốc bảo vệ thực vật ở Nam Định. Để phục vụ cho công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể là nếu tổ chức, cá nhân không có giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (0167***)  

Xử phạt hành vi không có giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 29 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Không có Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;

Liên quan đến nội dung trên, Ban biên tập thông tin thêm đến bạn về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại Điều 56 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 như sau:

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;

b) Giấy tờ chứng minh đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 50 của Luật này;

c) Tài liệu kỹ thuật của thuốc bảo vệ thực vật.

2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương;

b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật có giá trị trong thời hạn 05 năm.

Như vậy, nếu tổ chức, cá nhân nhập khẩu không có giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Trên đây là nội dung tư vấn về xử phạt hành vi không có giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 31/2016/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào