Thẩm quyền miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý
Ngày 01/01/2018, Luật Trợ giúp pháp lý 2017 chính thức có hiệu lực, theo đó, trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì: Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý đối với người thuộc một trong các trường hợp quy định.
Các trường hợp miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý được quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật Trợ giúp pháp lý 2017. Cụ thể gồm:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn làm trợ giúp viên pháp lý quy định tại Điều 19 của Luật này;
b) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc;
c) Chuyển công tác khác hoặc thôi việc theo nguyện vọng;
d) Không thực hiện vụ việc tham gia tố tụng trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan;
đ) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo từ lần thứ 02 trở lên hoặc cách chức do thực hiện hành vi quy định tại điểm a, b, đ hoặc e khoản 1 Điều 6 của Luật này;
e) Đang bị cấm hành nghề trong thời gian nhất định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Trợ giúp pháp lý 2017 để hiểu rõ nội dung này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật