Độ lệch tim cho phép của cột

Tôi có một số vấn đề cần hỏi về độ lệch cho phép khi thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Căn cứ theo bảng 20 thuộc tiêu chuẩn 4453: 1995 mục 7.2.2 Dung sai cho phép khi thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối có ghi độ sai lệch cho phép cụ thể như sau: Mục 1.a) Trên 1m chiều cao kết cấu sai số: 5mm Mục 1.b) Trên toàn bộ kết cấu: Kết cấu khung cột sai số: 10mm Theo 2 mục trên vậy xin hỏi 2 vấn đề như sau: a) Nếu thi công công trình 1 tầng trệt, 1 tầng lầu (hoặc 2 tầng lầu) thì độ lệch tim cho phép được tính theo từng tầng riêng biệt (tim cột từ chân cột trệt đến đỉnh cột trệt, tim cột lầu đến đỉnh cột lầu) hay tính toàn bộ (tim cột từ chân cột trệt đến đỉnh cột lầu 1 (hoặc lầu 2)). b) Nếu thi công công trình từ 4 tầng đến 10 tầng hoặc cao hơn thì độ lệch tim cho phép đến tầng cao nhất là bao nhiêu? Tính theo từng tầng riêng biệt hay tính toàn bộ từ tầng trệt đến tầng cao nhất. Hoặc tính bằng cách nào?

Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:

Tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu” Mục 7 Khoản 7.2.2 (Bảng 20) quy định:

“1. Độ lệch của các mặt phẳng và các đường cắt nhau của các mặt phẳng đó so với đường thẳng đứng hoặc so với độ nghiêng thiết kế:

a) Trên 1m chiều cao kết cấu - mức cho phép là 5 mm

b) Trên toàn bộ chiều cao kết cấu: Kết cấu khung cột - mức cho phép là 10 mm”

Theo các nội dung trên, việc xác định các độ lệch cho phép phụ thuộc vào chiều cao của kết cấu, không phụ thuộc vào số tầng (số lầu) như câu hỏi ông (bà) Linh đã nêu.

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào