Trách nhiệm của cơ quan Công đoàn cấp đầu mối trực thuộc đối với việc kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng

Trách nhiệm của cơ quan Công đoàn cấp đầu mối trực thuộc đối với việc kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban bien tập Thư Ký Luật, tôi là một sĩ quan quân đội đang công tác tại Vĩnh Long, tôi có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật như sau: Trách nhiệm của cơ quan Công đoàn cấp đầu mối trực thuộc đối với việc kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng được pháp luật quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! Minh Phương (0964315***)

Trách nhiệm của cơ quan Công đoàn cấp đầu mối trực thuộc đối với việc kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng được pháp luật quy định tại Điều 21 Thông tư 142/2017/TT-BQP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng, như sau:

1. Tham gia với cơ quan chức năng xây dựng chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của quân nhân, người lao động về an toàn, vệ sinh lao động.

2. Tham gia, phối hợp với cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; tham gia xây dựng, hướng dẫn thực hiện, giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy chế, nội quy và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại nơi làm việc; tham gia điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.

3. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, thực hiện các biện pháp khắc phục, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động khi phát hiện nơi làm việc có yếu tố có hại hoặc yếu tố nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người trong quá trình lao động.

4. Vận động quân nhân, người lao động chấp hành quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

5. Đại diện tập thể người lao động khởi kiện khi quyền của tập thể người lao động về an toàn, vệ sinh lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện khi quyền của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động bị xâm phạm và được người lao động ủy quyền.

6. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; kiến nghị các giải pháp chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

7. Phối hợp với cơ quan, đơn vị tổ chức phong trào thi đua về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức và hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

8. Khen thưởng công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.

Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về trách nhiệm của cơ quan Công đoàn cấp đầu mối trực thuộc đối với việc kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 142/2017/TT-BQP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Quốc phòng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào