Nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý từ năm 2018
Từ ngày 01/01/2018, Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có hiệu lực, theo đó, trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Về nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý thì Điều 3 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định gồm các nguyên tắc sau:
1. Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.
2. Kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
3. Bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
4. Không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý.
Ngoài ra, Luật này cũng quy định các chính sách của Nhà nước về trợ giúp pháp lý gồm có:
1. Trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước.
2. Nhà nước có chính sách để bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
3. Nhà nước có chính sách nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, thu hút các nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý.
4. Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, ghi nhận và tôn vinh các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp cho hoạt động trợ giúp pháp lý.
Trên đây là nội dung tư vấn về nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý từ năm 2018. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Trợ giúp pháp lý 2017 để hiểu rõ nội dung này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật