Việc tổ chức quản lý Viettel của bộ phận kiểm soát nội bộ được quy định như thế nào?
Việc tổ chức quản lý Viettel của bộ phận kiểm soát nội bộ được quy định tại Điều 48 Nghị định 101/2014/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội như sau:
1. VIETTEL có bộ phận kiểm soát nội bộ để giúp Tổng Giám đốc kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý, điều hành trong Tập đoàn; kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và hạn chế, khắc phục các sai sót, rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của VIETTEL và của các doanh nghiệp trong Tập đoàn.
2. Tổng Giám đốc VIETTEL quyết định thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ; quy định cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn, điều kiện, tiền lương, tiền thưởng, các vấn đề khác có liên quan và ban hành Quy chế hoạt động của bộ phận kiểm soát nội bộ.
Theo đó, phòng kiểm soát nội bộ là bộ phận chức năng tham mưu cho ban điều hành, hoạt động của phòng nhằm dự báo, phát hiện, ngăn ngừa và chống rủi ro gắn liền với tất cả các hoạt động của Công ty. Phòng có các chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau đây :
Phòng Kiểm soát nội bộ là bộ phận chức năng tham mưu cho ban điều hành, hoạt động của phòng nhằm dự báo, phát hiện, ngăn ngừa và chống rủi ro gắn liền với tất cả các hoạt động của Công ty. Phòng có các chức năng nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Tham mưu cho Ban điều hành về các vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro trong việc xây dựng, thực hiện các quy chế, quy trình của Công ty ;
- Tham mưu đề xuất các biện pháp quản trị rủi ro trong các hoạt động đầu tư tài chính, cho vay và thực hiện các nhiệm vụ khác mà Công ty được giao trong từng thời kỳ hoạt động ;
- Thực hiện công tác kiểm soát nội bộ của Công ty ;
- Thực hiện các biện pháp phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố ;
- Các chức năng nhiệm vụ cụ thể của Phòng Quản trị rủi ro được quy định tại Quy định tổ chức và hoạt động của Phòng Quản trị rủi ro.
Trên đây là nội dung quy định về việc tổ chức quản lý Viettel của bộ phận kiểm soát nội bộ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 101/2014/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật