Các đơn vị cơ sở an toàn, bảo hộ lao động trong Bộ Quốc phòng được pháp luật quy định như thế nào?
Các đơn vị cơ sở an toàn, bảo hộ lao động trong Bộ Quốc phòng được pháp luật quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 142/2017/TT-BQP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng, như sau:
a) Tại các kho đạn dược, kho vũ khí trang bị kỹ thuật, kho xăng dầu, nhà máy sản xuất, sửa chữa đạn dược, vũ khí trang bị kỹ thuật cấp I là Trợ lý chuyên trách an toàn, bảo hộ lao động;
b) Tại các kho đạn dược, kho vũ khí trang bị kỹ thuật, kho xăng dầu, xưởng sửa vũ khí trang bị kỹ thuật cấp II, kho hậu cần cấp I, Bộ Chỉ huy quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị cấp sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn và tương đương, các học viện, nhà trường, bệnh viện, các viện nghiên cứu thuộc các đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ sở thí nghiệm độc lập là Trợ lý kiêm nhiệm an toàn, bảo hộ lao động.
Như vậy, để đảm bảo công tác an toàn trong rèn luyện và chiến đấu tại các đơn vị cơ sở của Bộ Quốc phòng nên tại các đơn vị cơ sở này luôn có bố trí các Trợ lý chuyên trách an toàn, bảo hộ lao động hoặc Trợ lý kiêm nhiệm an toàn, bảo hộ lao động.
Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về các đơn vị cơ sở an toàn, bảo hộ lao động trong Bộ Quốc phòng được pháp luật quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo tại Thông tư 142/2017/TT-BQP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật