Nghĩa vụ của người bị tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Nghĩa vụ của người bị tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam được pháp luật quy định thế nào? Xin chào các chuyên gia của Ngân hàng Hỏi - đáp pháp luật, tôi tên là Hùng Lâm, hiện đang làm việc tại Trại tạm giam Hỏa Lò thuộc Công an Tp. Hà Nội, có vấn đề thắc mắc muốn nhờ các chuyên gia tư vấn. Hôm vừa rồi, Viện kiểm sát nhân dân Hà Nội có nhận được một đơn tố cáo với nội dung rằng tôi đã đánh đập, bạo hành với người bị tạm giam. Tuy nhiên, tôi khẳng định là không hề có hành vi đó. Tôi đang lo lắm, không biết trong trường hợp này tôi có nghĩa vụ gì? Mong các chuyên gia tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn! (hunglam***@gmail.com)

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người bị tạm giữ, người bị tạm giam và mọi người có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền nào trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 

Cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam phải chuyển tố cáo cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo.

Theo đó, người bị tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam có các nghĩa vụ theo Khoản 2 Điều 58 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) sau đây:

a) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu;

b) Chấp hành quyết định giải quyết tố cáo của cơ quan, người có thẩm quyền;

c) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

Trên đây là nội dung tư vấn về nghĩa vụ của người bị tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 để hiểu rõ nội dung này.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào