Quyền chi phối của VIETTEL bao gồm những quyền gì?
Quyền chi phối của VIETTEL được quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 2 Nghị định 101/2014/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội như sau:
“Quyền chi phối” là quyền của VIETTEL đối với một doanh nghiệp khác, bao gồm ít nhất một trong các quyền sau đây:
- Quyền của chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp;
- Quyền của cổ đông, thành viên góp vốn nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối của doanh nghiệp;
- Quyền trực tiếp hay gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Giám đốc của doanh nghiệp;
- Quyền quyết định phê duyệt, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của doanh nghiệp;
- Các trường hợp chi phối khác theo thỏa thuận giữa VIETTEL và doanh nghiệp bị chi phối và được ghi vào Điều lệ của doanh nghiệp bị chi phối.
Theo đó, những công ty, doanh nghiệp mà VIETTEL có cổ phần hoặc vốn góp chi phối thì VIETTEL sẽ có quyền chi phối tại công ty, doanh nghiệp đó. Những công ty, doanh nghiệp đó bao gồm:
+ Công ty con 100% Vốn Điều lệ
- Công ty TNHH một thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel.
- Công ty TNHH một thành viên Thông tin M1.
- Công ty TNHH một thành viên Thông tin M3.
- Công ty TNHH một thành viên Kinh doanh nhà Viettel.
- Công ty TNHH một thành viên Đầu tư công nghệ Viettel.
- Công ty Viettel America (VTA).
- Công ty Thông tin viễn thông điện lực (EVNT).
+ Công ty con trên 50% Vốn Điều lệ
- Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel.
- Tổng Công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel (VTG).
- Công ty cổ phần Công trình Viettel.
- Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế Viettel.
- Công ty TNHH Viettel - CHT.
- Công ty cổ phần Công nghệ Viettel.
- Công ty TNHH Phát triển nhà Viettel - Hancic.
- Công ty Viettel - Peru.
- Công ty cổ phần Phát triển đô thị Vinaconex - Viettel (VVHA).
- Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả.
Trên đây là nội dung quy định về quyền chi phối của VIETTEL. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 101/2014/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật