Nội dung, đối tượng và phương pháp lãnh đạo công tác kiểm tra đảng được pháp luật quy định như thế nào?

Nội dung, đối tượng và phương pháp lãnh đạo công tác kiểm tra đảng được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật , tôi là Minh Long là một nhân viên văn phòng làm việc trong một công ty Viễn thông, lâu này tôi sinh hoạt đảng tại chi bộ đảng của công ty, công việc về chuyên môn nhiều nên không tìm hiểu được nhiều về đảng, nhưng nay về hưu tôi có tìm hiểu thêm về công tác kiểm tra đảng nhưng có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp như sau: Nội dung, đối tượng và phương pháp lãnh đạo công tác kiểm tra đảng được pháp luật quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! Minh Long (0977******)

Kiểm tra của Đảng là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Nội dung, đối tượng và phương pháp lãnh đạo công tác kiểm tra đảng được pháp luật quy định tại Tiết 1.2.2  Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 30 Quy định 30-QĐ/TW năm 2016 thi hành Chương VII và VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, như sau:

b) Căn cứ quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc của tỉnh ủy, thành ủy về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế làm việc và tình hình thực tế để xác định nội dung, đối tượng và phương pháp lãnh đạo công tác kiểm tra:

- Nội dung lãnh đạo:

+ Triển khai quán triệt và chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế, hướng dẫn của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

+ Lãnh đạo các thành viên của ban cán sự đảng, đảng đoàn gương mẫu thực hiện công tác kiểm tra và chấp hành nghiêm chỉnh khi được kiểm tra, giám sát.

+ Lãnh đạo việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị về công tác kiểm tra có liên quan đến trách nhiệm, thẩm quyền của ban cán sự đảng, đảng đoàn; lãnh đạo khắc phục hậu quả, sửa chữa khuyết điểm sau kiểm tra, giám sát.

+ Kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.

- Đối tượng lãnh đạo:

+ Thành viên của ban cán sự đảng, đảng đoàn.

+ Những tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền kiến nghị, đề xuất của ban cán sự đảng, đảng đoàn.

- Phương pháp lãnh đạo:

+ Ban hành văn bản chỉ đạo về công tác kiểm tra thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.

+ Phân công các thành viên ban cán sự đảng, đảng đoàn lãnh đạo công tác kiểm tra thuộc phạm vi phụ trách.

+ Trực tiếp làm việc hoặc thông qua văn bản chỉ đạo của ban cán sự đảng, đảng đoàn đối với đối tượng lãnh đạo.

+ Phối hợp với cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan để lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.

Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về nội dung, đối tượng và phương pháp lãnh đạo công tác kiểm tra đảng được pháp luật quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quy định 30-QĐ/TW năm 2016.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức cơ sở đảng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào