Thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra, giám sát của đảng được pháp luật quy định như thế nào?
Thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra, giám sát của đảng được pháp luật quy định tại Tiết 1.2.1 Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 30 Quy định 30-QĐ/TW năm 2016 thi hành Chương VII và VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, như sau:
+ Thành viên các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy và cán bộ, chuyên viên được phân công theo dõi lĩnh vực, địa bàn khi thực hiện giám sát được yêu cầu tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi phụ trách báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc giám sát và phải giữ bí mật nội dung thông tin, tài liệu đó.
+ Qua giám sát, kịp thời nhắc nhở đối tượng được giám sát phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa thiếu sót, khuyết điểm; nếu phát hiện tổ chức đảng hoặc đảng viên có dấu hiệu vi phạm thì báo cáo hoặc đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.
+ Nếu phát hiện tổ chức đảng cấp dưới hoặc đảng viên không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc ban hành các văn bản sai trái thì báo cáo cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cùng cấp xem xét, xử lý.
Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng quan sát, theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Kiểm tra của Đảng là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra, giám sát của đảng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Điều 30 Quy định 30-QĐ/TW năm 2016.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật