Kiểm tra của Đảng là gì?
Kiểm tra của Đảng được pháp luật định nghĩa tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 30 Quy định 30-QĐ/TW năm 2016 thi hành Chương VII và VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, như sau:
Kiểm tra của Đảng là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tổ chức đảng và đảng viên phải thường xuyên tự kiểm tra. Tổ chức đảng cấp trên kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên.
Như vậy, theo quy định trên thì kiểm tra Đảng được hiểu là việc các tổ chức đảng cấp trên trực tiếp thực hiện việc xem xét, đánh giá, đưa ra các nhận xét các ưu khuyến điểm của các tổ chức đảng và các đảng viên cấp dưới. Bên cạnh đó cá đảng viên và tổ chức đảng theo Điều lệ của đảng cần phải tự kiểm tra đánh giá để hoàn thiện bản thân và tổ chức của mình theo định hướng của đảng trước khi có sự kiểm tra của tổ chức đảng cấp trên.
Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về khái niệm của kiểm tra đảng được pháp luật quy định. Để hiểu rõ và chi tiêt hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo tại Quy định 30-QĐ/TW năm 2016.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật