Việc phong tỏa tài khoản trong tố tụng hình sự được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Nguyên tắc thực hiện việc phong tỏa tài khoản trong tố tụng hình sự được quy định thế nào? Xin chào Ban biên tập thư Ký Luật. Tôi là phóng viên Tòa soạn báo Nhân dân. Hiện tại, tôi đang tìm hiểu một số kiến thức liên quan đến lĩnh vực pháp luật hình sự để phục vụ cho việc viết bài. Trong quá trình thu thập thông tin, tôi thấy một số tài liệu có đề cập đến các biện pháp phong tỏa tài khoản trong tố tụng hình sự. Tôi thắc mắc không biết khi áp dụng biện pháp này, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành theo nguyên tắc nào? Nội dung này tôi có thể xem thêm tại đâu? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn rất nhiều! Phạm Vũ Nhân (nhan***@gmail.com)

Nguyên tắc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản được quy định tại Khoản 3 Điều 129 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày. Theo đó:

Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại. Người được giao thực hiện lệnh phong tỏa, quản lý tài khoản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài khoản thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

Hiện nay, tình hình tội phạm diễn biến hết sức phức tạp đặc biệt các tội phạm thuộc nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu tài sản, nhóm tội phạm tham ô, tham nhũng đang được ngụy tạo ngày một tinh vi. Theo đó, tài sản do phạm tội mà có thường sẽ được người phạm tội tiến hành việc tẩu tán, che lấp bằng những thủ đoạn tài tình. Đây là lý do vì sao Bộ luật tố tụng hình sự 2015 lại bổ sung thêm một biện pháp cưỡng chế trong quá trình giải quyết vụ án đó là phong tỏa tài khoản nhằm ngăn chặn đến mức cao nhất hành vi tẩu tán, hợp pháp hóa tài sản do phạm tội mà có.

Theo đó, về thẩm quyền áp dụng, pháp luật hiện hành quy định những người có thẩm quyền ra quyết định bắt bị cáo để tạm giữ, tạm giam tại Khoản 1 Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản. Lệnh phong tỏa tài khoản của những người được quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.

Khi tiến hành phong tỏa tài khoản, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị buộc tội hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội. Việc giao, nhận lệnh phong tỏa tài khoản phải được lập thành biên bản theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Ngay sau khi nhận được lệnh phong tỏa tài khoản, tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản và lập biên bản về việc phong tỏa tài khoản.

Biên bản về việc phong tỏa tài khoản được lập thành năm bản, trong đó một bản được giao ngay cho người bị buộc tội, một bản giao cho người khác có liên quan đến người bị buộc tội, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản lưu tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Trên đây là nội dung tư vấn về nguyên tắc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản. Để hiểu chi tiết vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phong tỏa tài khoản

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào