Xử phạt hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng
Xử phạt hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thuốc không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 5 kilôgam (hoặc 5 lít) đến dưới 20 kilôgam (hoặc 20 lít) thuốc thành phẩm được quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 10 Điều 25 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau:
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thuốc không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 5 kilôgam (hoặc 5 lít) đến dưới 20 kilôgam (hoặc 20 lít) thuốc thành phẩm;
…
10. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc thu hồi, trả lại nhà sản xuất hoặc nhà phân phối để tiêu hủy hoặc tái chế thuốc còn có khả năng tái chế đối với thuốc hết hạn sử dụng, thuốc không đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 3, Điểm a Khoản 4, Điểm a Khoản 5, Điểm a Khoản 6 và Điểm a Khoản 7 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, thuốc không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, thuốc dưới dạng ống tiêm thủy tinh đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3; Điểm a, b Khoản 2; Điểm a, b Khoản 3; Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 và Khoản 8 Điều này.
Theo đó, danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam được quy định tại Thông tư 03/2016/TT-BNNPTNT công bố danh mục, mã HS thuốc bảo vệ thực vật được phép và cấm sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và Thông tư 06/2017/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 03/2016/TT-BNNPTNT Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam; công bố mã HS đối với thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Bạn có thể tra cứu và tham khảo thêm 2 văn bản này để biết thông tin về các loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
Như vậy, nếu tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thuốc không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 5 kilôgam (hoặc 5 lít) đến dưới 20 kilôgam (hoặc 20 lít) thuốc thành phẩm thì có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đồng thời, sẽ bị buộc thu hồi, trả lại nhà sản xuất hoặc nhà phân phối để tiêu hủy hoặc tái chế thuốc còn có khả năng tái chế đối với thuốc hết hạn sử dụng, thuốc không đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và bị buộc tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
Trên đây là nội dung tư vấn về xử phạt hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thuốc không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 5 kilôgam (hoặc 5 lít) đến dưới 20 kilôgam (hoặc 20 lít) thuốc thành phẩm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 31/2016/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật