Vật chứng trong vụ án hình sự là gì?
Niêm phong bảo quản vật chứng
Việc niêm phong bảo quản vật chứng được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 90 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, như sau:
Vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong được lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng được thực hiện theo quy định của Chính phủ;
Bảo quản vật chứng trong tố tụng hình
Vật chứng trong vụ án hình sự được định nghĩa tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:
Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Về thắc mắc của bạn đối với hai khái niệm vật chứng và chứng cứ, cần phân biệt: Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Thực ra, đối với hai khái niệm này, không hẳn chúng tách biệt nhau hoàn toàn bởi xét về phạm vi thì chứng cứ rộng hơn, bao hàm cả khái niệm vật chứng, bởi theo định nghĩa trên đây thì những vật chứng trong vụ án nếu được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì cũng được coi là chứng cứ, tuy nhiên nếu nói ngược lại, chứng cứ thì chưa chắc đã là vật chứng, chẳng hạn: lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Bạn lưu ý điểm khác biệt này để có cách hiểu chính xác khi tiếp cận nguồn thông tin về các khái niệm.
Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm vật chứng trong vụ án hình sự. Để hiểu chi tiết vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật