Xử phạt hành vi sử dụng thuốc xông hơi khử trùng sai quy định gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng vật thể thuộc diện kiểm dịch
Xử phạt hành vi sử dụng các loại thuốc xông hơi khử trùng sai quy định gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được xông hơi khử trùng được quy định tại Điểm b Khoản 3 và Điểm b Khoản 4 Điều 23 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau:
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hoạt động hành nghề xông hơi khử trùng có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Sử dụng các loại thuốc xông hơi khử trùng sai quy định gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được xông hơi khử trùng;
…
4. Hình thức xử phạt bổ sung
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, b Khoản 2 và Điểm a, b Khoản 3 Điều này;
Theo đó, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-19:2010/BNNPTNT về qui trình kỹ thuật xông hơi khử trùng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành có quy định về việc sử dụng các loại thuốc xông hơi khử trùng. Ngoài ra, đối với mỗi loại thuốc khác nhau sẽ có tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khác nhau.
Như vậy, nếu tổ chức, cá nhân hoạt động hành nghề xông hơi khử trùng sử dụng các loại thuốc xông hơi khử trùng sai quy định gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được xông hơi khử trùng thì có thể bị phạt tiển từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đồng thời, Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật sẽ bị tước quyền sử dụng từ 01 tháng đến 06 tháng.
Trên đây là nội dung tư vấn về xử phạt hành vi sử dụng các loại thuốc xông hơi khử trùng sai quy định gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được xông hơi khử trùng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 31/2016/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật