Thủ tục đề nghị và mức chi trợ cấp khó khăn đột xuất theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan kiểm toán nhà nước
Thủ tục đề nghị và mức chi trợ cấp khó khăn đột xuất theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan kiểm toán nhà nước được quy định tại Khoản 1 Điều 23 Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành và các Kiểm toán nhà nước chuyên ngành ban hành kèm theo Quyết định 1006/QĐ-KTNN năm 2017 Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành và các Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, theo đó:
Thủ tục đề nghị và mức chi trợ cấp khó khăn đột xuất: Các cán bộ, công chức, người lao động thuộc diện hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 1 điều này, thủ trưởng đơn vị nơi trực tiếp quản lý cán bộ có văn bản gửi Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) đề nghị trợ cấp khó khăn đột xuất. Ngoài chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất theo quy định hiện hành của Nhà nước, căn cứ vào số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm của Khối cơ quan kiểm toán nhà nước, mức trợ cấp khó khăn đột xuất đối với người được đề nghị hưởng trợ cấp khó khăn đột xuất do Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với thủ trưởng đơn vị nơi có người được đề nghị hưởng trợ cấp trình Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách Văn phòng được ủy quyền xem xét quyết định sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn kiểm toán nhà nước.
Như vậy theo quy định trên đây chúng tôi sẽ nêu cụ thể để bạn hiểu rõ vấn đề cần tư vấn. Thủ tục đề nghị và mức chi trợ cấp khó khăn đột xuất theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan kiểm toán nhà nước gồm các bước sau:
- Thủ trưởng đơn vị quản lý cán bộ công chức thuộc đối tượng chi trợ cấp khó khăn đột xuất gửi văn bản đề nghị đến Tổng kiểm toán nhà nước qua Vụ Tổ chức cán bộ;
- Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với thủ trưởng đơn vị nơi có người được đề nghị hưởng trợ cấp căn cứ vào số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được trong năm của Khối cơ quan kiểm toán nhà nước mà đề nghị mức hưởng trợ cấp trình Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc Phó Tổng Kiểm toán nhà nước;
- Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách Văn phòng được ủy quyền xem xét quyết định sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn kiểm toán nhà nước.
Trên đây là tư vấn về thủ tục đề nghị và mức chi trợ cấp khó khăn đột xuất theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan kiểm toán nhà nước. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 1006/QĐ-KTNN năm 2017. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Thư Viện Pháp Luật