Quy trình chuyển phôi được thực hiện như thế nào?
Chuyển phôi là kỹ thuật trong đó một hoặc nhiều phôi được chuyển vào buồng tử cung của người nhận để phôi làm tổ.
Quy trình chuyển phôi trong thụ tinh trong ống nghiệm được pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư 57/2015/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Cụ thể về vấn đề này như sau:
a) Chuẩn bị phôi chuyển sẵn sàng trong đĩa, cần đối chiếu số phôi, tên, tuổi, số hồ sơ cẩn thận;
b) Cần nhịn tiểu cho bàng quang căng;
c) Nằm tư thế phụ khoa;
d) Vệ sinh vùng âm hộ;
đ) Mở mỏ vịt, lau sạch cổ tử cung bằng môi trường chuyển phôi;
e) Luồn nhẹ nhàng catheter vỏ ngoài qua ống cổ tử cung vào đến eo tử cung, vừa luồn vừa quan sát dưới siêu âm qua đường bụng;
g) Chuẩn bị hút phôi vào catheter lòng trong sau khi đã luồn được catheter vỏ ngoài vào qua eo tử cung;
h) Luồn nhẹ nhàng catheter lòng trong chứa phôi vào trong buồng tử cung, đầu catheter cách đáy tử cung khoảng 2 cm;
i) Bơm nhẹ nhàng đặt phôi vào trong buồng tử cung;
k) Nhẹ nhàng rút catheter ra khỏi buồng tử cung;
l) Kiểm tra lại catheter xem độ sạch, phôi còn sót lại không;
m) Tháo mỏ vịt;
n) Nằm nghỉ ít nhất 30 phút trước khi ra về;
o) Hỗ trợ pha hoàng thể.
Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về quy trình chuyển phôi trong thụ tinh trong ống nghiệm được pháp luật quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 57/2015/TT-BYT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật