Các trường hợp bị khấu trừ thu nhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan kiểm toán nhà nước
Các trường hợp bị khấu trừ thu nhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan kiểm toán nhà nước được quy định tại Khoản 2 Điều 21 Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành và các Kiểm toán nhà nước chuyên ngành ban hành kèm theo Quyết định 1006/QĐ-KTNN năm 2017 Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành và các Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, theo đó:
Khấu trừ thu nhập tăng thêm:
a) Cán bộ, công chức và người lao động bị xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách thì bị khấu trừ 30% thu nhập tăng thêm với thời gian khấu trừ là 03 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;
b) Cán bộ, công chức và người lao động bị xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo thì bị khấu trừ 60% thu nhập tăng thêm với thời gian khấu trừ là 06 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;
c) Cán bộ, công chức và người lao động bị xử lý kỷ luật với hình thức từ hạ bậc lương trở lên trừ trường hợp bị buộc thôi việc thì bị khấu trừ 90% thu nhập tăng thêm với thời gian khấu trừ là 09 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
Như vậy theo quy định trên đây chúng tôi sẽ nêu cụ thể để bạn hiểu rõ vấn đề cần giải đáp. Các trường hợp bị khấu trừ thu nhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan kiểm toán nhà nước gồm 03 trường hợp cụ thể sau:
- Cán bộ, công chức và người lao động bị xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách;
- Cán bộ, công chức và người lao động bị xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo;
- Cán bộ, công chức và người lao động bị xử lý kỷ luật với hình thức hạ bậc lương.
Trên đây là tư vấn về các trường hợp bị khấu trừ thu nhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan kiểm toán nhà nước. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 1006/QĐ-KTNN năm 2017. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Thư Viện Pháp Luật