Tư vấn trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm do người chồng không có tinh trùng được pháp luật quy định như thế nào?
Tư vấn trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm do người chồng không có tinh trùng được pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 57/2015/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:.
a) Người chồng sẽ được sinh thiết tinh hoàn hoặc chọc hút mào tinh để xác định có tinh trùng hay không, nếu có, có thể tiến hành làm thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng của người chồng;
b) Giải thích quy trình thu thập tinh trùng bằng thủ thuật (sinh thiết mô tinh hoàn hoặc chọc hút từ mào tinh), thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI);
c) Tư vấn về tỷ lệ thành công, chi phí;
d) Tư vấn về tai biến có thể xảy ra;
đ) Trong trường hợp không lấy được tinh trùng có thể phải sử dụng mẫu tinh trùng của người cho;
e) Tính di truyền của đứa con sinh ra trong trường hợp phải xin mẫu tinh trùng.
Như vậy, nếu trong trường hợp người chồng không có tinh trùng xin nhờ tư vấn về việc thu tinh trong ống nghiệm thì bác sỹ, người trực tiếp tư vấn các vấn đề liên quan, phải tư vấn các vấn đề như người chồng sẽ được sinh thiết tinh hoàn hoặc chọc hút mào tinh để xác định có tinh trùng hay không, giải thích quy trình thu thập tinh trùng bằng các phương pháp nào, tư vấn về tỷ lệ thành công, chi phí, các trường hợp tai biến nếu xảy ra và các nội dung tư vấn khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về tư vấn trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm do người chồng không có tinh trùng được pháp luật quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 57/2015/TT-BYT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật