Thanh toán tiền làm thêm giờ cho cán bộ cơ quan kiểm toán nhà nước theo quy chế chi tiêu nội bộ
Thanh toán tiền làm thêm giờ cho cán bộ cơ quan kiểm toán nhà nước theo quy chế chi tiêu nội bộ được quy định tại Khoản 3 Điều 17 Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành và các Kiểm toán nhà nước chuyên ngành ban hành kèm theo Quyết định 1006/QĐ-KTNN năm 2017 Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành và các Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, theo đó:
Thanh toán làm thêm giờ: Thanh toán tiền làm thêm giờ được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của liên bộ Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức. Công chức được cử biệt phái nếu làm thêm giờ sẽ được đơn vị được cử đến biệt phái chi trả theo quy định của Nhà nước.
Các đơn vị có cán bộ cần làm thêm ngoài giờ sẽ được bố trí nghỉ bù. Trường hợp không bố trí được nghỉ bù, cần phải thanh toán tiền làm thêm giờ thì trước khi thực hiện làm thêm giờ lãnh đạo đơn vị phải có văn bản đề nghị làm thêm giờ và được Lãnh đạo KTNN phụ trách đơn vị phê duyệt.
Lái xe phục vụ cho Lãnh đạo KTNN không thanh toán làm thêm giờ theo thực tế mà được thanh toán khoán. Lái xe phục vụ Lãnh đạo KTNN thanh toán khoán theo mức 600.000 đồng/người/tháng.
Như vậy theo quy định trên đây chúng tôi sẽ nêu cụ thể để bạn hiểu rõ vấn đề cần giải đáp. Việc thanh toán tiền làm thêm giờ đối với cán bộ công chức cơ quan kiểm toán nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức. Đối với lái xe phụ vụ cho lãnh đạo kiểm toán nhà nước thì sẽ được thanh toán mức khoán cho làm thêm giờ là 600.000 một tháng.
Trên đây là tư vấn về thanh toán tiền làm thêm giờ cho cán bộ cơ quan kiểm toán nhà nước theo quy chế chi tiêu nội bộ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 1006/QĐ-KTNN năm 2017.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Thư Viện Pháp Luật