Những người nào không được làm người chứng kiến trong vụ án hình sự?
Những người không được làm người chứng kiến trong vụ án hình sự được quy định tại Khoản 2 Điều 67 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó, những người sau đây không được làm người chứng kiến:
a) Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc;
c) Người dưới 18 tuổi;
d) Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan.
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, để bảo đảm cho hoạt động điều tra được tiến hành một cách khách quan, đúng thủ tục pháp luật, người chứng kiến được mời tham dự trong một số hoạt động điều tra như khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, kê biên tài sản, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra, nhận dạng, xem xét dấu vết trên thân thể.v.v… Tuy nhiên, cũng xuất phát từ yêu cầu công bằng, khách quan trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án mà một số chủ thể bị liệt kê vào danh sách những người không được phép làm người chứng kiến theo quy định nêu trên. Xét đặc điểm của từng đối tượng thì việc quy định họ không được làm người chứng kiến là hoàn toàn cần thiết và hợp lý nhằm đảm bảo quá trình điều tra, xét xử được tiến hành với sự chứng kiến của những người hội tụ đủ các điều kiện tạo thuận lợi cho quá trình tố tụng.
Trên đây là nội dung tư vấn về những người không được phép làm người chứng kiến trong vụ án hình sự. Để hiểu chi tiết vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật