Hậu quả khi bị xử lý không xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án

Hậu quả khi bị xử lý trách nhiệm không xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán người giữ chức danh tư pháp trong TAND được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Trần Tiến Châu, hiện tại đang là sinh viên đại học. Vừa qua tôi có tìm hiểu các quy định liên quan đến chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân. Cho tôi hỏi, khi người giữ chức danh tư pháp trong TAND có hành vi vi phạm bị xử lý không xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán thì phải chịu hậu quả gì? Tôi có thể tìm hiểu quy định tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Trần Tiến Châu (chau*****@gmail.com)

Hậu quả xử lý trách nhiệm không xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán người giữ chức danh tư pháp trong TAND được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 4 Quyết định 120/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân. Cụ thể là:

Người bị xử lý trách nhiệm bằng một trong các hình thức quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều này, ngoài việc chịu hậu quả quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm phải chịu các hậu quả khác như: Không được xem xét quy hoạch chức vụ lãnh đạo, quản lý; không được xem xét cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị hoặc các hình thức đào tạo khác ở trong nước và nước ngoài; không được xem xét đề nghị bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; không được tham gia kỳ thi tuyển chọn, nâng ngạch Thẩm phán, kỳ thi chuyển ngạch, nâng ngạch đối với Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trong thời gian bị xử lý trách nhiệm.

Đối với người bị xử lý trách nhiệm bằng hình thức tạm dừng thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc bố trí làm công việc khác thì thời hạn chịu hậu quả được quy định tại điểm b, khoản 2 Điều này là 12 tháng kể từ ngày quyết định tạm dừng thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc quyết định bố trí làm công việc khác có hiệu lực;

Người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao không đầy đủ; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nguyên tắc, chế độ, thủ tục, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, điều kiện hoặc thời hạn theo quy định của pháp luật, quy chế, quy định của Toà án nhân dân về công việc cụ thể đó nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật thì có thể bị xử lý trách nhiệm bằng hình thức không xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán.

Không xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán là hình thức xử lý trách nhiệm Thẩm phán khi kết thúc nhiệm kỳ có hành vi vi phạm nghiêm trọng hoặc hành vi gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân dẫn đến việc Tòa án phải bồi thường theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Tòa án, niềm tin của nhân dân vào Tòa án.

Khi bị áp dụng hình thức xử lý không xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán thì người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân có thể không được xem xét quy hoạch chức vụ lãnh đạo, quản lý; không được xem xét cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị hoặc các hình thức đào tạo khác ở trong nước và nước ngoài; không được xem xét đề nghị bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; không được tham gia kỳ thi tuyển chọn, nâng ngạch Thẩm phán, kỳ thi chuyển ngạch, nâng ngạch đối với Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trong thời gian bị xử lý trách nhiệm.

Trên đây là nội dung tư vấn về hậu quả khi bị xử lý trách nhiệm không xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán người giữ chức danh tư pháp trong TAND. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Quyết định 120/QĐ-TANDTC.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẩm phán

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào