Hậu quả khi bị xử lý kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án
Hậu quả xử lý trách nhiệm kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị người giữ chức danh tư pháp trong TAND được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 Quyết định 120/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân. Cụ thể là:
Người bị xử lý trách nhiệm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này không được xem xét, đề nghị người có thẩm quyền khen tặng danh hiệu thi đua từ “Lao động tiên tiến” trở lên khi kết thúc năm công tác;
Người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao không đầy đủ; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nguyên tắc, chế độ, thủ tục, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, điều kiện hoặc thời hạn theo quy định của pháp luật, quy chế, quy định của Toà án nhân dân về công việc cụ thể đó nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật thì có thể bị xử lý trách nhiệm bằng hình thức kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị.
Kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị là hình thức xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp có hành vi vi phạm do thiếu trách nhiệm hoặc vi phạm trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Người bị xử lý trách nhiệm phải tự kiểm điểm, đánh giá, nhận xét về hành vi vi phạm trước cơ quan, đơn vị; tập thể cơ quan, đơn vị đánh giá, góp ý, nhận xét hoặc phê bình để người bị kiểm điểm rút ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp khắc phục.
Khi bị áp dụng hình thức xử lý kiểm điểm trước cơ quan đơn vị thì người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân không được xem xét, đề nghị người có thẩm quyền khen tặng danh hiệu thi đua từ “Lao động tiên tiến” trở lên khi kết thúc năm công tác.
Trên đây là nội dung tư vấn về hậu quả khi bị xử lý trách nhiệm kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị người giữ chức danh tư pháp trong TAND. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Quyết định 120/QĐ-TANDTC.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật