Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm những trường hợp nào?
Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm những trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 93 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016 hợp nhất Luật quản lý thuế do Văn phòng Quốc hội ban hành, cụ thể về vấn đề này như sau:
Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản;
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
c) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng;
đ) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;
e) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
g) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Biện pháp cưỡng chế là các cách thức để cơ quan quản lý thuế đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế khi người nộp thuế không thực hiện, trốn tránh trách nhiệm nộp thuế của mình theo quy định của pháp luật. Các biện pháp cưỡng chế mà cơ quan quản lý thuế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm những trường hợp như: trích tiền từ trong tài khoản của người nộp thuế ra để thực hiện nghĩa vụ thuế, khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập, kê biên tài sản, bán đấu giá và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm những trường hợp. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về những vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật