Điều tra viên, cán bộ điều tra phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp nào?

Các trường hợp Điều tra viên, cán bộ điều tra phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi được quy định thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là sinh viên trường Đại học Tài chính - Marketing. Học kỳ này em đang học môn Pháp luật đại cương, trong đó em nhận thấy mảng tố tụng hình sự thú vị nhất nên em muốn tìm hiểu sâu hơn. Em thắc mắc không biết trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, có khi nào điều tra viên, cán bộ điều tra phải chủ động từ chối việc tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi hay không? Nội dung này em có thể tìm thêm thông tin tại đâu? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Em xin cảm ơn! Nguyễn Hồng Ân (an***@yahoo.com)

Các trường hợp Điều tra viên, cán bộ điều tra phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi được quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể bao gồm:

a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;

Cụ thể như sau:

- Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;

- Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;

- Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

b. Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.

Như chúng ta đã biết, khi tiến hành hoạt động tố tụng hình sự, Điều tra viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định sự thật của vụ án, làm rõ những chứng cứ xác định bị can có tội hoặc không có tội, những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ của bị can. Do vậy, nếu có căn cứ do Bộ luật tố tụng hình sự quy định cho rằng Điều tra viên có thể không vô tư, khách quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình thì họ phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi theo đề nghị của những người có thẩm quyền.

Thủ trưởng Cơ quan điều tra là người đứng đầu Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm tương ứng. Do vậy, việc thay đổi Điều tra viên do Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra chỉ có thể quyết định thay đổi Điều tra viên khi được Thủ trưởng Cơ quan điều tra ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng. Trong trường hợp này,việc điều tra vụ án do Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp tiến hành.

Trên đây là nội dung tư vấn về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm tra viên trong tố tụng hình sự. Để hiểu chi tiết vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào