Các trường hợp phải gửi đề nghị giao trả phạm nhân hoặc gửi lệnh gia hạn trích xuất
Các trường hợp phải gửi đề nghị giao trả phạm nhân hoặc gửi lệnh gia hạn trích xuất được quy định tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 04/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn thực hiện trích xuất phạm nhân để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử. Cụ thể là:
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn trích xuất, thời hạn gia hạn trích xuất, nhưng cơ quan đã giao phạm nhân được trích xuất không nhận được phạm nhân hoặc không nhận được lệnh gia hạn trích xuất hoặc không nhận được thông báo phạm nhân đã chuyển đến nơi khác chấp hành án thì cơ quan đã giao phạm nhân trích xuất có trách nhiệm gửi thông báo đến cơ quan đã nhận phạm nhân và cơ quan đã ra lệnh trích xuất để đề nghị giao trả phạm nhân hoặc gửi lệnh gia hạn trích xuất.
Như vậy, sau thời hạn 5 ngày kể từ ngày hết thời hạn trích xuất, thời hạn gia hạn trích xuất ghi trong thời lệnh trích xuất, lệnh gia hạn trích xuất mà cơ quan đã nhận phạm nhân trích xuất không thực hiện áp giải phạm nhân trả lại cho cơ quan đã giao phạm nhân trích xuất hoặc đề nghị gia hạn thời hạn trích xuất phạm nhân, thì cơ quan đã giao phạm nhân trích xuất phải có trách nhiệm gửi thông báo đến cơ quan đã nhận phạm nhân và cơ quan đã ra lệnh trích xuất để đề nghị giao trả phạm nhân hoặc gửi lệnh gia hạn trích xuất.
Khi nhận được thông báo, cơ quan đã nhận phạm nhân phải có nghĩa vụ giao trả phạm nhân hoặc gửi lệnh gia hạn trích xuất cho cơ quan đã giao phạm nhân được trích xuất; cơ quan đã ra lệnh trích xuất phải yêu cầu cơ quan đã nhận phạm nhân trích xuất phải giao trả phạm nhân hoặc gửi đề nghị gia hạn trích xuất phạm nhân để xem xét ra lênh gia hạn trích xuất phạm nhân.
Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp phải gửi đề nghị giao trả phạm nhân hoặc gửi lệnh gia hạn trích xuất. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Thông tư liên tịch 04/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật