Xử phạt hành vi sử dụng người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật không có trình độ chuyên môn về bảo vệ thực vật theo quy định
Xử phạt hành vi sử dụng người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật không có trình độ chuyên môn về bảo vệ thực vật theo quy định được quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật không có trình độ chuyên môn về bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học hoặc có giấy chứng nhận tập huấn về bảo vệ thực vật;
- Có giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp quận, huyện trở lên cấp theo quy định;
- Có trang thiết bị làm dịch vụ bảo vệ thực vật phù hợp;
- Có địa chỉ giao dịch hợp pháp, rõ ràng;
- Được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức, cá nhân này có địa chỉ giao dịch hợp pháp.
Như vậy, nếu tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng, nguồn gen giống cây trồng mà sử dụng người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật không có trình độ chuyên môn về bảo vệ thực vật thì có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn về xử phạt hành vi sử dụng người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật không có trình độ chuyên môn về bảo vệ thực vật theo quy định. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 31/2016/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật