Được gia hạn trích xuất phạm nhân tối đa bao nhiêu lần?
Các cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, cơ quan truy tố, cơ quan xét xử) và người tiến hành tố tụng (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội đồng xét xử) căn cứ vào yêu cầu điều tra, truy tố, xét xử phải ghi rõ mục đích trích xuất, thời hạn trích xuất trong văn bản đề nghị ra lệnh trích xuất phạm nhân theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 04/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn thực hiện trích xuất phạm nhân để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử.
Khi hết thời hạn trích xuất mà xét thấy cần gia hạn thời hạn trích xuất thì các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải gửi yêu cầu gia hạn trích xuất đến cơ quan đã ra lệnh trích xuất để gia hạn trích xuất có nêu rõ lý do gia hạn, thời hạn gia hạn trích xuất.
Cơ quan, người tiến hành tố tụng phải trong khoảng thời gian 7 ngày trước khi hết thời hạn trích xuất phải gửi yêu cầu gia hạn trích xuất nêu rõ lý do gia hạn, thời hạn gia hạn trích xuất đến cơ quan đã ra lệnh trích xuất để gia hạn trích xuất khi có nhu cầu theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 04/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC.
Pháp luật không quy định số lần được gia hạn trích xuất phạm nhân để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. Mặc khác, pháp luật quy định các cá nhân, tổ chức, cơ quan được phép làm những điều mà pháp luật không cấm. Do đó, cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể yêu cầu gia hạn trích xuất phạm nhân nhiều lần để phục vụ công tác điều tra, truy tố xét xử. Tuy nhiên tổng thời gian trích xuất và gia hạn trích xuất tội phạm không được vượt quá trời hạn chấp hành hình phạt tù của phạm nhân.
Trên đây là nội dung tư vấn về số lần gia hạn trích xuất phạm nhân. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Thông tư liên tịch 04/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật