Quyền hạn điều tra của lực lượng An ninh nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
Quyền hạn điều tra của lực lượng An ninh nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định tại Điều 26 Thông tư 28/2014/TT-BCA về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân. Cụ thể là:
Các cục An ninh, các phòng An ninh thuộc Công an cấp tỉnh trực tiếp đấu tranh phòng, chống các tội phạm quy định tại Chương XI, Chương XXIV và các tội phạm quy định tại các điều 180, 181, 221, 222, 223, 230, 230a, 230b, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của Bộ luật hình sự năm 1999, trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thì Cục trưởng, Trưởng phòng các phòng An ninh thuộc Công an cấp tỉnh ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án; khi xét thấy cần ngăn chặn ngay người có hành vi phạm tội chạy trốn, tiêu huỷ chứng cứ hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm thì giải ngay người đó đến cơ quan Công an và xin ngay lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền; trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan An ninh điều tra có thẩm quyền.
Đội An ninh ở Công an cấp huyện trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh thì tiến hành ngay việc truy bắt người có hành vi phạm tội chạy trốn, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án và báo ngay cho Cơ quan An ninh điều tra cấp tỉnh.
Các cơ quan của lực lượng An ninh nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, tuy không phải là cơ quan chuyên trách trong hoạt động điều tra hình sự nhưng các cơ quan này được pháp luật giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Các cục An ninh, các phòng An ninh thuộc Công an cấp tỉnh trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia; tội phạm phá hoại hòa bình, chống lại loài người, tội phạm chiến tranh; tội phạm làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả, séc giả, các giấy tờ có giá giả khác; tội phạm chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ, điều khiển tàu bay, phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, chất phóng xạ; tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước; tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước, tội làm mất tài liệu bí mật nhà nước; tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tội ở lại nước ngoài hoặc ở lại Việt Nam trái phép; tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án; khi xét thấy cần ngăn chặn ngay người có hành vi phạm tội chạy trốn, tiêu huỷ chứng cứ hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm thì giải ngay người đó đến cơ quan Công an và xin ngay lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền và chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan An ninh điều tra có thẩm quyền giải quyết.
Đội An ninh ở Công an cấp huyện trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu phạm các tội trên thì tiến ành một số hoạt động điều tra ban đầu, sau đó chuyển giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu của vụ án cho Cơ quan An ninh điều tra cấp tỉnh giải quyết.
Trên đây là nội dung tư vấn về quyền hạn điều tra của cơ quan Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường trong hoạt động điều tra hình sự. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Thông tư 28/2014/TT-BCA.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật