Phạm vi quy mô của chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai

Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai có phạm vi quy mô như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Nguyễn Văn Hưng hiện đang sống và làm việc tại Cao Lãnh Đồng Tháp. Tôi có biết về chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai ổn định đời sống dân cư do Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2017. Tôi muốn biết chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai có phạm vi quy mô như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

Phạm vi quy mô của chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai được quy định tại Điểm 2 Khoản 2 Điều 1 Quyết định 923/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư do Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo đó:

- Hợp phần hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Bao gồm 4 nội dung, được triển khai ở tất cả các địa phương trong cả nước.

- Hợp phần hỗ trợ phòng chống giảm nhẹ thiên tai: Triển khai tại 28 tỉnh/thành phố có đê biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang; 19 tỉnh có hệ thống đê sông; 45 tỉnh/thành phố có hồ chứa nước (riêng dự án WB8 thực hiện tại 33 tỉnh), 12 đảo lớn có đông dân cư sinh sống.

- Hợp phần hỗ trợ ổn định đời sống dân cư: Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012 được triển khai thực hiện tại 54 tỉnh; Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg triển khai tại 13 tỉnh.

Theo quy định trên đây Ban biên tập sẽ tóm tắt lại nội dung để bạn hiểu rõ vấn đề cần giải đáp. Phạm vi quy mô của chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai bao gồm 3 phần chính là:

- Tái cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp được thực hiện trên phạm vi cả nước;

- Phòng chống, giảm nhẹ thiên tai được diễn ra ở các tỉnh ven biển, tỉnh có đê, tỉnh có hồ chưa nước, đảo lớn có người sinh sống.

- Ổn định đời sống dân cư theo chính sách đặc thù về di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện được triển khai thực hiện tại 54 tỉnh, chương trình Bố trí dân cư vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020 được triển khai thực hiện tại 13 tỉnh.

Ngoài ra liên quan tới vấn đề này chúng tôi gửi đến bạn những thông tin sau:

Trong 30 năm đổi mới (1986 - 2016), nông nghiệp Việt Nam đạt được mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam tăng trưởng trung bình với tốc độ 4,06%/ năm giai đoạn (1986 - 2015). Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, mặc dù kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn nhưng nông nghiệp, nông thôn vẫn là ngành giữ được tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, bảo đảm cân bằng cho nền kinh tế. Việt Nam đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, bao gồm: gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá tra, lâm sản. Trong khi các ngành kinh tế khác còn đang chịu ảnh hưởng lớn của suy thoái kinh tế, ngành nông nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn, đạt kết quả khá toàn diện, tăng trưởng ngành đạt tốc độ khá cao.

Trên đây là tư vấn về phạm vi quy mô của chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 923/QĐ-TTg năm 2017. Mong rằng những tư vấn trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp được vướng mắc của mình.

Chào thân ái và chúc sức khỏe!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào