Hội thẩm tham gia xét xử vụ án hình sự nào?
Việc tham gia xét xử vụ án hình sự của Hội thẩm được quy định tại Điều 22 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2008). Theo đó:
Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn do Bộ luật này quy định.
– Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia là nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến pháp 2013. Nguyên tắc này được ghi nhận và thể hiện trong Bộ luật tố tụng hình sự là nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự.
– Bản chất của nguyên tắc này được thể hiện ở chỗ thu hút sự tham gia của nhân dân vào hoạt động xét xử và tạo điều kiện cho hoạt động xét xử được tiến hành một cách khách quan, công bằng, chính xác. Sự tham gia của Hội thẩm vào hoạt động xét xử là một trong những biểu hiện, hình thức quan trọng nhất của việc thực hiện nguyên tắc đó, là một trong những biểu hiện của dân chủ trong hoạt động tư pháp. Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ góp phần vào việc củng cố tốt mối quan hệ giữa Toà án và nhân dân, nâng cao tính chính xác, bảo đảm công minh trong công tác xét xử, góp phần vào việc phòng ngừa tội phạm.
– Việc xét xử của Toà án có Hội thẩm tham gia. Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm quân nhân là người được bầu hoặc cử tham gia vào hoạt động xét xử. Với kinh nghiệm sống của mình, cùng với kiến thức chuyên môn Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm quân nhân góp phần quan trọng vào việc làm sáng tổ, xác định sự thật của vụ án. Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm quân nhân là người trực tiếp làm việc, sống và tham gia sinh hoạt xã hội cùng quần chúng nhân dân, họ đem đến phiên toà những suy nghĩ và ý kiến của quần chúng về vụ án, góp phần giúp Toà án xử lý vụ án chính xác, công minh.
– Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán. Khi xét xử vụ án hình sự, mọi vấn đề phải được Thẩm phán và Hội thẩm thảo luận và thông qua tại phòng nghị án. Trong khi giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình xét xử cũng như trong khi quyết định bản án, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán.
– Để bảo đảm cho Hội thẩm tham gia hoạt động xét xử có hiệu quả, một mặt, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các cơ sở kinh tế, các đơn vị vũ trang, các địa phương nơi Hội thẩm công tác và cư trú có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho Hội thẩm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, và mặt khác Hội thẩm phải tự mình bổi dưỡng kiến thức pháp lý, nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia công tác xét xử.
– Một điểm tiến bộ rong quy định này đó là Bộ luật tố tụng hình sự 2015 dùng cụm từ “Hội thẩm” với nghĩa bao hàm Hội thẩm nhân dân và Hội thẩm quân nhân thay cho cụm từ Hội thẩm nhân dân; cụ thể hoá khái niệm Toà án thành Toà án nhân dân và Toà án quân sự.
Trên đây là nội dung tư vấn về các vụ án hình sự có sự tham gia của Hội thẩm. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật