Người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong các trường hợp nào?
Người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 37 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016 hợp nhất Luật quản lý thuế do Văn phòng Quốc hội ban hành như sau:
a) Không đăng ký thuế;
b) Không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;
c) Không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế;
d) Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
đ) Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong thời hạn quy định;
e) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;
g) Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.
Với câu hỏi của bạn Ban biên tập xin trả lời như sau, người nộp thuế nộp thuế đủ điều kiện nộp thuế bằng phương pháp kê khai vẫn có thể bị ấn định thuế trong một số trường hợp như: Người nộp thuế không đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp không đúng trong thời hạn, không bổ sung hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian luật định, nộp hồ sơ không trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế và các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về các trường hợp được quy định người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật