Từ ngày 1/7/2017 Sucralfat có nằm trong danh mục thuốc không kê đơn không?
Danh mục thuốc không kê đơn được ban hành kèm theo Thông tư 07/2017/TT-BYT Danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành có hiệu lực từ ngày 1/7/2017, theo đó:
Sucralfat nằm trong danh mục thuốc không kê đơn.
Ngoài ra liên quan tới vấn đề này chúng tôi gửi đến bạn đọc những thông tin sau:
Bạn có thể sử dụng thuốc này để điều trị chứng viêm loét ruột. Sucralfat hình thành nên một lớp bao phủ ngoài trên chỗ viêm loét, bảo vệ chỗ viêm loét không bị tổn thương, nhằm giúp cho các vùng bị viêm loét mau chóng lành lặn hơn. Bên cạnh đó, thuốc này còn giúp ngăn ngừa và điều trị chứng loét dạ dày hoặc những vết loét do dùng nhiều thuốc aspirin hoặc những thuốc kháng viêm khác (như ibuprofen, naproxen,…).
Những tác dụng phụ khi sử dụng Sucralfat mà bạn cần lưu ý:
- Phản ứng dị ứng sau đây: phát ban; khó thở; sưng phù ở mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng;
- Buồn nôn, nôn mửa, khó chịu ở dạ dày;
- Đau dạ dày;
- Táo bón, tiêu chảy;
- Ngứa nhẹ hoặc phát ban ở da;
- Các vấn đề về giấc ngủ (chứng mất ngủ);
- Choáng váng, buồn ngủ, cảm giác quay cuồng;
- Đau đầu;
- Đau lưng.
Nếu sau khi dùng thuốc mà xảy ra những triệu chứng được nêu ở trên hoặc các triệu chứng bất thường khác bạn hãy ngưng sử dụng thuốc và đến bệnh viện kiểm tra ngay tránh để tình trạng sức khỏe thêm tồi tệ. Sucralfat là thuốc không kê đơn, bạn có thể mua thuốc dễ dàng ở bất kỳ hiệu thuốc nào. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để sử dụng thuốc đúng cách và đúng liều lượng tránh những tác động xấu đến sức khỏe. Hãy sử dụng Sucralfat thật an toàn.
Trên đây là tư vấn về danh mục thuốc không kê đơn. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 07/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật