Thời hạn đăng ký thuế được pháp luật quy định như thế nào?
Thời hạn đăng ký thuế được pháp luật quy định tại Điều 22 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016 hợp nhất Luật quản lý thuế do Văn phòng Quốc hội ban hành như sau:
Đối tượng đăng ký thuế phải đăng ký thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày:
1. Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư;
2. Bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ gia đình, cá nhân thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
3. Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay;
4. Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân;
5. Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế.
Đăng ký thuế là việc các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thuế thực hiện việc thực hiện các thủ tục để nhằm hoàn thành nghĩa vụ thuế cho nhà nước. Đăng ký thuế có thể được thực hiện bằng các trường hợp như đăng ký trực tiếp tại các cơ quan quản lý thuế trực tiếp của người nộp thuế, hoặc bằng phương pháp gián tiếp đăng ký thuế điện tử.
Thời hạn thực hiện việc đăng ký thuế được pháp luật quy định là trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoạt động, phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay, phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân, phát sinh yêu cầu được hoàn thuế và các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về thời hạn đăng ký thuế được pháp luật quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật