Người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm những ai?

Người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được quy định thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Gần đây, em có quan tâm đến một số vụ án hình sự nổi bật, qua đó, em nghe nói, để đảm bảo tính công bằng thì những người thân thích của bị cáo không được đồng thời là người xét xử bị cáo. Vậy anh chị cho em hỏi, không chỉ bị cáo mà ở phạm vi rộng hơn, đối với những người tham gia tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tố tụng thì những người nào được xác định là người thân thích của họ? Có văn bản nào quy định vấn đề này không ạ? Rất mong Ban biên tập hỗ trợ giúp em. Cảm ơn các anh chị rất nhiều! Vũ Trần Minh Anh (anh***@yahoo.com)

Người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó: 

Người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.

Ví dụ: anh A là thẩm phán của Tòa án nhân dân huyện; N là cháu gọi anh A là chú ruột, theo đó, N được xác định là người thân thích của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng  theo quy định nêu trên.

Việc đưa ra quy định về người thân thích của người tham gia tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự là hoàn toàn hợp lý và cần thiết nhằm đảm bảo vụ án được tiến hành giải quyết công khai, minh bạch, công bằng, xử đúng người đúng tội, tuân thủ triệt để các nguyên tắc tố tụng hình sự. 

Cụ thể hóa quy định về người thân thích nêu trên, Bộ luật tố tụng hình sự đồng thời cũng yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi họ đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo. Qua đó nhằm đảm bảo tính vô tư phải luôn được đặt lên hàng đầu đối với những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. 

Trên đây là nội dung tư vấn về người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015. 

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào