Trách nhiệm của Công an xã, phường, thị trấn trong công tác điều tra, giải quyết các vụ cháy nổ

Trách nhiệm của Công an xã, phường, thị trấn trong công tác điều tra, giải quyết các vụ cháy nổ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Đào Bá Lộc, hiện tại đang tôi đang là lao động tự do và có tham gia lực lượng dân quân tự vệ tại địa phương. Vừa qua, chúng tôi được tập huấn công tác phòng cháy, chữa cháy tại địa phương. Chúng tôi được cung cấp các thông tin về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, tổ chức liên quan trong hoạt động này. Nhưng tôi không nắm bắt được hết thông tin được cung cấp. Cho tôi hỏi, trong công tác điều tra, giải quyết các vụ cháy nổ thì Công an xã phải có trách nhiệm ra sao? Tôi có thể tìm hiểu quy định của pháp luật tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Đào Bá Lộc (baloc*****@gmail.com)

Trách nhiệm của Công an xã, phường, thị trấn trong công tác điều tra, giải quyết các vụ cháy nổ được quy định tại Điều 4 Thông tư 39/2015/TT-BCA về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết các vụ cháy, nổ của lực lượng Công an nhân dân. Cụ thể là:

1. Tiếp nhận tin báo của cá nhân, cơ quan, tổ chức về các vụ cháy, nổ xảy ra trên địa bàn và khẩn trương tổ chức xác minh, làm rõ tin báo.

2. Khi xác định có vụ cháy, nổ, Công an xã, phường, thị trấn (viết gọn là Công an cấp xã) có trách nhiệm báo cho Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để tổ chức lực lượng, phương tiện thực hiện chữa cháy và báo cáo Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (viết gọn là Công an cấp huyện).

3. Tổ chức đưa người bị nạn đi cấp cứu, bảo vệ tài sản, bảo vệ hiện trường; phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực cháy, nổ theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.

Phát hiện, ghi nhận các dấu vết, vật chứng để lại hiện trường; tìm người biết việc để lấy lời khai hoặc ghi rõ họ tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân), số điện thoại của họ để phục vụ công tác điều tra. Báo cáo cụ thể tình hình có liên quan và bàn giao những công việc đã làm cho cơ quan, người có thẩm quyền.

4. Phối hợp với Cơ quan điều tra, Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền trong công tác điều tra, giải quyết vụ cháy, nổ khi được yêu cầu.

Công an xã, phường, thị trấn là bộ phận công an không chính quy trong Công an nhân dân Việt Nam, nhưng lực lượng này vẫn thuộc là một thành phần chính thức trong hệ thống tổ chức của Công an Nhân dân Việt Nam; Công an xã, phương, thị trấn là lực lượng vũ trang bán chuyên trách làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở..., Công an xã, phường, thi trấn được bố trí tại các xã, phường và thị trấn (nơi không bố trí được lực lượng công an chính quy) để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.

Phòng cháy chữa cháy là tổng hợp các biện pháp, giải pháp kỹ thuật nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối đa các nguy cơ xảy ra cháy, nổ, đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi, phù hợp cho công tác cứu người, cứu tài sản, chữa cháy, chống cháy lan hiệu quả và làm giảm thiểu tối đa các thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Với chức năng thực hiện bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội,... tại cơ sở nên lực lượng Công an xã, phường, thị trấn phải đảm nhiệm các công tác điều tra, giải quyết các vụ cháy nổ trong thẩm quyền.

Công an xã, phường, thị trấn (cấp xã) có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về các vụ cháy, nổ xảy ra trên địa bàn ban quản lý và khẩn trương tổ chức xác minh, làm rõ tin báo.

Khi xác định có vụ cháy, nổ, Công an cấp xã có trách nhiệm báo cho Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đồng thời báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã để tổ chức lực lượng, phương tiện thực hiện chữa cháy và báo cáo Trưởng Công an cấp huyện.

Bên cạnh đó, tổ chức đưa người bị nạn đi cấp cứu, bảo vệ tài sản, bảo vệ hiện trường; phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực cháy, nổ theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền; phát hiện, ghi nhận các dấu vết, vật chứng để lại hiện trường; tìm người biết việc để lấy lời khai hoặc ghi rõ họ tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số điện thoại của họ để phục vụ công tác điều tra.

Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của Công an xã, phường, thị trấn trong công tác điều tra, giải quyết các vụ cháy nổ. Để biết thêm thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 39/2015/TT-BCA.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công an cấp xã

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào