Trách nhiệm của các cơ quan địa phương trong việc thực hiện việc quản lý thuế.
Trách nhiệm của các cơ quan địa phương trong việc thực hiện việc quản lý thuế được pháp luật quy định tại Điều 11 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016 hợp nhất Luật quản lý thuế do Văn phòng Quốc hội ban hành, có quy định về vấn đề này như sau:
. Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định nhiệm vụ thu ngân sách hằng năm và giám sát việc thực hiện pháp luật về thuế.
2. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các cơ quan có liên quan tại địa phương phối hợp với cơ quan quản lý thuế lập dự toán thu ngân sách nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn;
b) Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thuế;
c) Xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.
Như vậy, không chỉ cơ quan quản lý thuế các cấp mới có trách nhiệm trong việc quản lý thuế mà các cơ quan chấp hành nhà nước (UBND) và cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (HĐND) vẫn có trách nhiệm trong việc quản lý thuế được pháp luật quy định như quyết định nhiệm vụ thu ngân sách hằng năm và giám sát việc thực hiện pháp luật về thuế, yêu cầu và chỉ đạo các cơ quan có liên quan trong vệc phối hợp với cơ quan thuế thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến pháp luật thuế và thực hiện các quyền hạn nhiệm vụ có liên quan mà pháp luật có quy định.
Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về nội dung trách nhiệm của cơ quan địa phương trong việc quản lý thuế được pháp luật quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này, bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2016.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật