Các ngạch điều tra viên hình sự

Điều tra viên được quy định thành các ngạch điều tra viên nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Minh Thông, hiện tôi đang là sinh viên đai học tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động điều tra. Cho tôi hỏi, trong cơ cấu tổ chức của cơ quan điều tra thì Điều tra viên có bao nhiêu ngạch? Tôi phải tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Minh Thông (minhthong*****@gmail.com)

Các ngạch điều tra viên hình sự được quy định tại Khoản 2 Điều 45 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Cụ thể là:

Điều tra viên gồm có các ngạch sau đây:

a) Điều tra viên sơ cấp;

b) Điều tra viên trung cấp;

c) Điều tra viên cao cấp.

Điều tra là giai đoạn tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp do bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án. Người có thẩm quyền thực hiện hoạt động điều tra trong vụ án hình sự là Điều tra viên.

Điều tra viên hình sự được bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ điều tra các vụ án hình sự.

Điều tra viên là người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự nhằm thu thập chứng cứ, chứng minh có tội phạm xảy ra hay không, ai là người thực hiện tội phạm và những tình tiết khác của vụ án. Điều tra viên có vị trí quan trong tố tụng hình sự, có nhiệm vụ phát hiện, điều tra làm rõ tội phạm và người phạm tội một cách nhanh chóng, chính xác, toàn diện, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

Công dân Việt Nam trung thành với tổ quốc, đọa đức tốt, có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên, được đào tạo nghiệp vụ điều tra, có sức khỏe, đáp ứng thời hạn công tác thì được xem xét bổ nhiệm theo ngạch điều tra viên. Cụ thể:

- Người có đủ tiêu chuẩn quy định, có thời gian làm công tác pháp luật từ bốn năm trở lên, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên sơ cấp.

- Người có đủ tiêu chuẩn quy định và đã là Điều tra viên sơ cấp ít nhất năm năm, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp.

- Người có đủ tiêu chuẩn quy định và đã là Điều tra viên trung cấp ít nhất năm năm, có khả năng nghiên cứu, tổng hợp đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp.

Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến công tác tại cơ quan điều tra, tuy chưa có chứng chỉ nghiệp vụ điều tra, chưa đủ thời gian đối với chức danh Điều tra viên trung cấp, cao cấp, nhưng có đủ các tiêu chuẩn khác được quy định thì cũng có thể được bổ nhiệm làm điều tra viên trung cấp hoặc điều tra viên cao cấp.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các ngạch điều tra viên hình sự. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo thêm tại Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào