Từ ngày 1/7/2017 Loperamid có nằm trong danh mục thuốc không kê đơn không?
Danh mục thuốc không kê đơn được ban hành kèm theo Thông tư 07/2017/TT-BYT Danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành có hiệu lực từ ngày 1/7/2017, theo đó:
Loperamid nằm trong danh mục thuốc không kê đơn.
Liên quan tới vấn đề này Ban biên tập Thư Ký Luật gửi đến bạn những thông tin sau:
Thuốc này được sử dụng để điều trị tiêu chảy đột ngột (bao gồm tiêu chảy khi đi du lịch). Thuốc hoạt động bằng cách làm giảm nhu động ruột, từ đó giảm số lần đi tiêu và làm cho phân ít nước. Loperamid cũng được sử dụng để làm giảm lượng bài tiết ở những bệnh nhân đã trải qua thủ thuật mở thông ruột hồi. Thuốc cũng được sử dụng để điều trị tiêu chảy đang diễn ra ở những người bị viêm ruột.
Những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc mà bạn nên lưu ý:
Phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng;
Đau bụng hoặc đầy hơi;
Tiêu chảy đang diễn ra hoặc xấu đi;
Tiêu chảy ra nước hoặc có máu;
Phản ứng da nghiêm trọng – sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, nóng trong mắt, đau da, kèm theo phát ban da đỏ hoặc tím, lan rộng (đặc biệt là ở mặt hoặc phần trên cơ thể) gây ra phồng rộp và tróc da.
Nếu sau khi dùng thuốc mà xuất hiện các triệu chứng nêu trên hoặc các triệu chứng bất thường khác bạn hãy ngưng sử dụng Loperamid và đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức tránh để tình trạng sức khỏe thêm tồi tệ. Mặc dù Loperamid là thuốc không kê đơn, bạn có thể mua ở bất kỳ hiệu thuốc nào. Nhưng bạn cũng nên lưu ý đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để sử dụng đúng cách và đúng liều lượng tránh những tác động xấu đến sức khỏe. Bạn cũng nên nói với dược sĩ về tình trạng của mình khi mua thuốc để họ xem Loperamid có phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn không. Loperamid là thuốc không kê đơn nhưng hãy sử dụng thuốc thật an toàn.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về danh mục thuốc không kê đơn. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 07/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật