Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi sa thải trái pháp luật
Việc sa thải bạn trong trường hợp này cần phải phân tích nhiều căn cứ pháp lý mới có thể làm rõ được. Ban biên tập xin cung cấp như sau:
Căn cứ Khoản 3 Điều 126 Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động được áp dụng hình thức sa thải đối với người lao động trong trường hợp: “người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng”.
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp “người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động”. Đồng thời, Khoản 2 Điều 13 Nghị định 44/2013/NĐ-CP quy định: “người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động là không hoàn thành định mức lao động hoặc nhiệm vụ được giao do yếu tố chủ quan và bị lập biên bản hoặc nhắc nhở bằng văn bản ít nhất hai lần trong một tháng, mà sau đó vẫn không hoàn thành. Mức độ không hoàn thành công việc được ghi trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động của đơn vị”.
Theo như các quy định được chiếu trên đây thì: Công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật. Do đó, công ty phải có trách nhiệm theo Điều 42 Bộ luật lao động 2012. Cụ thể gồm:
- Nhận bạn trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, BHXH, BHYT trong những ngày bạn không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
- Trường hợp bạn không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản nêu trên Công ty phải trả trợ cấp thôi việc cho bạn.
- Trường hợp công ty không muốn nhận lại bạn và bạn đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường và trợ cấp thôi việc, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
- Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà bạn vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
- Ngoài ra, công ty phải bồi thường cho bạn một khoản tiền tương ứng với tiền lương của bạn trong những ngày không báo trước theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn của nạn với công ty là 45 ngày làm việc.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi sa thải trái pháp luật. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật lao động 2012 để hiểu rõ nội dung này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật